3 phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Bạn có bao giờ rơi vào tình huống chưa tới cuối tháng mà tiền đã cạn? Cuối tháng mà không biết tiền mình đi về đâu? Sống giữa thời bão giá, gen Z lại càng phải tự xây dựng cho mình một kế hoạch quản lý chi tiêu chặt chẽ để chống chọi với lạm phát và quan trọng hơn là chạm được vạch đích tự chủ tài chính. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách quản lý tài chính hợp lý và hiệu quả. Đặc biệt là cách tận dụng các hình thức thanh toán khác để hỗ trợ chi tiêu cấp bách, như dịch vụ mua ngay trả sau.

Đừng bỏ qua 3 phương pháp quản lý tài chính cá nhân phổ biến nhưng cực kỳ hữu ích sau đây cũng như những bí quyết để có được danh mục quản lý tài chính cá nhân tối ưu cho mình.

Quản lý tài chính cá nhân hiệu quả với mua ngay trả sau
Làm cách nào để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả?

Tại sao phải quản lý tài chính cá nhân?

Quản lý tài chính cá nhân là việc quản lý tiền bạc, sắp xếp chi tiêu, lập kế hoạch tiết kiệm hoặc đầu tư sao cho hợp lý. Mục đích của việc này chính là giúp bạn quản lý được dòng chi tiêu của mình từ đó có kế hoạch tài chính cho tương lai vững chắc hơn. Việc quản lý tài chính cá nhân khoa học giúp bạn có góc nhìn tổng quát về tình hình tài chính cá nhân của mình, từ đó có hành động để tối ưu, giảm các khoản không cần thiết và từ đó lên kế hoạch cho mục tiêu tài chính lớn lao khác như mua nhà, kết hôn hay đạt được tự do tài chính.

Có rất nhiều phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiện nay, trong đó 3 phương pháp quản lý tài chính cá nhân kinh điển được kiểm chứng hiệu quả theo thời gian sau đây được áp dụng nhiều nhất:

1. Phương pháp 6 chiếc lọ

Nguyên tắc 6 cái lọ được sáng tạo bởi Harv Eker sẽ giúp bạn quản lý chi tiêu một cách chi tiết nhất. Với phương pháp này, tổng thu nhập của bạn sẽ được chia thành 6 chiếc lọ với tỷ lệ và mục đích sử dụng khác nhau. Nếu tổng thu nhập của bạn là 100% thì 6 chiếc lọ sẽ được chia nhỏ với tỷ lệ như sau:

Lọ 1 sẽ chiếm 55% tổng thu nhập. Đây là chiếc lọ dành cho nhu cầu chi tiêu cần thiết của cuộc sống như tiền nhà ở, tiền ăn uống, đi lại.

Lọ 2 sẽ là khoản tiết kiệm dài hạn, tương đương 10% tổng thu nhập. Số tiền tiết kiệm sẽ được dùng cho các mục tiêu dài hạn trong tương lai như mua nhà để ra riêng, hay nâng cấp phương tiện di chuyển của bạn,…

Lọ 3 là 10% tiếp theo dành để đầu tư để sinh lời. Mục tiêu của khoản tiền này chính là giúp bạn tạo thành một nguồn thu nhập thụ động. Ngoài việc nâng cao mức thu nhập hiện tại, bạn sẽ dần đạt được ngưỡng tự do tài chính hoặc nhanh chóng đạt được mong muốn nghỉ hưu sớm và tận hưởng cuộc sống.

Lọ 4 chiếm 10% sẽ phục vụ cho nhu cầu hưởng thụ như đi du lịch, phục vụ những sở thích cá nhân như sưu tầm các món đồ yêu thích hoặc mua sắm những món đồ bạn muốn…

Lọ 5 sẽ chiếm 10% với mục đích nâng cao kỹ năng bản thân hoặc đầu tư cho việc học tập của con cái.

Lọ 6 là 5% còn lại. Đây là số tiền được sử dụng với mục đích cho đi, hỗ trợ người thân bạn bè, người có hoàn cảnh khó khăn hơn hay đơn giản được sử dụng để mua quà thăm hỏi những người xung quanh khi có dịp.

2. Phương pháp Kakeibo

Đây là phương pháp quản lý chi tiêu theo phong cách của người Nhật sử dụng sổ Kakeibo. Điểm được yêu thích của phương pháp Kakeibo chính là việc bạn chỉ cần một quyển sổ và một cây viết ghi chép lại mọi khoản thu chi. Chính nhờ việc ghi chép này mà bạn có thời gian nghiền ngẫm, quan sát các khoản chi và điều chỉnh kịp thời.

Hãy bắt đầu xây dựng cách quản lý tài chính cho bạn ngay hôm nay
Hãy bắt đầu xây dựng cách quản lý tài chính cho bạn ngay hôm nay

Cách hoạt động của phương pháp Kakeibo khá đơn giản. Vào đầu mỗi tháng bạn sẽ dành một trang để ghi lại các khoản thu nhập mà bạn có; các khoản chi tiêu cố định hằng tháng như tiền nhà, tiền điện nước, tiền internet, tiền điện thoại…; và ghi ra số tiền mà bạn muốn tiết kiệm, cất riêng khoản tiền này ngay và cố gắng không sử dụng đến.

Những trang tiếp theo sẽ dành cho việc ghi chép các khoản chi tiêu hằng ngày. Bạn hãy phân loại các khoản chi này thành các mục như nhu cầu thiết yếu, nhu cầu không thiết yếu, nhu cầu giải trí và các phát sinh ngoài dự kiến. Sau đó vào cuối mỗi tháng bạn sẽ nhìn lại những khoản chi của mình và trả lời 4 câu hỏi sau đây để hiểu thói quen chi tiêu của mình và có kế hoạch tốt hơn cho tháng sau:

  • Bạn đã đạt được mục tiêu tiết kiệm tiền trong tháng này chưa? 
  • Bạn đã tiêu quá nhiều tiền vào các khoản nào? 
  • Bạn có thể tiết kiệm hơn không?
  • Bạn có thể cải thiện những tháng tiếp theo bằng cách nào?

3. Phương pháp 50/20/30

Phương pháp 50/20/30 là giải pháp trực quan, đơn giản nhất để bạn quản lý chi tiêu hiệu quả. Thu nhập của bạn sẽ được chia thành 3 nhóm chính như sau:

Nhóm chi phí cố định và cần thiết sẽ chiếm 50% tổng thu nhập, trong đó chủ yếu để phục vụ các nhu cầu cơ bản như tiền nhà, tiền điện nước, tiền ăn, học phí, thuốc men,…

Nhóm chi phí linh hoạt sẽ chiếm 30% trong tổng số để phục vụ nhu cầu giải trí, du lịch, mua sắm hàng ngày.

Cuối cùng là nhóm tiết kiệm và đầu tư, chiếm 20% tổng thu nhập. Ngoài việc giúp bạn có được khoản tiền phòng bị cho những sự kiện không lường trước trong tương lai, khoản tiền này cũng sẽ giúp bạn tạo ra nguồn thu nhập thụ động cho bản thân sau này.

Bí quyết để quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Tuân theo kế hoạch đã đề ra

Những bạn trẻ, đặc biệt là những bạn vừa mới đi làm thường có tâm lý hưởng thụ khi cầm trên tay những tháng lương đầu tiên. Để tránh việc chi tiêu không kế hoạch trở thành thói quen, các bạn trẻ cần sớm bắt tay vào việc lập kế hoạch chi tiêu cho bản thân.

Sau khi đã chọn được phương pháp quản lý tài chính cá nhân thích hợp, điều bạn cần làm là tuân theo kế hoạch đã đề ra. Hãy nghiêm khắc với bản thân để ngân sách không bị thâm hụt, có các khoản tích lũy để phục vụ các mục tiêu dài hạn trong tương lai.

Một trong những giải pháp hỗ trợ tích cực trong việc quản lý tài chính cá nhân đặc biệt cho những người trẻ mới đi làm là mua ngay trả sau. Giải pháp này hỗ trợ chi tiêu trong những tình cấp bách nhưng không có sẵn số tiền lớn, như cần thay mới đồ gia dụng trong nhà; nâng cấp laptop, điện thoại để phục vụ công việc,… Các bạn trẻ sử dụng hình thức mua ngay trả sau để có được ngay sản phẩm cần dùng, nhưng không tạo áp lực tài chính do số tiền được chia nhỏ để trả dần. Khi sử dụng Kredivo để mua ngay trả sau, người dùng sẽ không cần phải trả trước bất kỳ khoản phí nào. Tổng tiền sản phẩm sẽ được trả sau 30 ngày hoặc 3 tháng với lãi suất 0%, hoặc trả góp với kỳ hạn 6 tháng, 12 tháng với lãi suất thấp.

Nhờ đó, bạn vẫn tuân thủ được kế hoạch tài chính đầu tháng, các khoản tiết kiệm, chi tiêu khác không bị ảnh hưởng khi có món hàng hoặc dịch vụ cần chi tiêu gấp.

Các bạn trẻ sử dụng hình thức mua ngay trả sau để hỗ trợ chi tiêu
Các bạn trẻ sử dụng hình thức mua ngay trả sau để hỗ trợ chi tiêu

Theo dõi chi tiêu thường xuyên

Việc theo dõi tình hình chi tiêu thường xuyên là rất quan trọng bởi nó sẽ giúp bạn có một bức tranh tổng quát. Bạn có thể dễ dàng cân bằng các khoản chi tiêu, điều chỉnh nhanh những khoản vượt ngân sách và đảm bảo lộ trình vẫn như kế hoạch ban đầu.

Để theo dõi chi tiêu thường xuyên một cách tự động, một số bạn trẻ hiện nay đã ứng dụng công nghệ, sử dụng giải pháp mua ngay trả sau. Bạn có thể sử dụng ứng dụng Kredivo để theo dõi chi tiêu của mình. Tất tần tật mỗi giao dịch từ lớn đến nhỏ đều được lưu vào ứng dụng một cách tự động, bạn có thể truy lùng từng khoản chi trong tháng của mình mà không phải ghi chép. Nhờ đó, bạn có thể theo dõi và điều chỉnh chi tiêu kịp thời từng tháng. 

Trên đây là những chia sẻ về cách thiết lập kế hoạch quản lý tài chính và bí quyết giúp bạn thực hiện tốt những mục tiêu đã đề ra. Chúc bạn thành công!

Share this article